[24/7]
02586.523.999 - 0986.741.192

Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính

NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN

Chúng tôi sẽ thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, pháp luật và các quy định có liên quan. Các chuẩn mực kiểm toán này quy định chúng tôi phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu hay không. Trong cuộc kiểm toán, chúng tôi sẽ thực hiện các thủ tục để thu thập bằng chứng kiểm toán về số liệu và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính. Các thủ tục được thực hiện tùy thuộc vào đánh giá của kiểm toán viên, bao gồm việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc do nhầm lẫn. Cuộc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá sự phù hợp của các chính sách kế toán đã được sử dụng và các ước tính kế toán của Ban Giám đốc, cũng như đánh giá cách trình bày tổng quát của báo cáo tài chính.

MỘT SỐ THỦ TỤC KIỂM TOÁN SẼ ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ SAU

Bước 1: Tìm hiểu và cập nhập những thay đổi và bổ sung về hoạt động kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty.

Ở bước này, trên cơ sở những hiểu biết khi tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính trong các năm qua, chúng tôi sẽ gặp gỡ Ban Giám đốc Công ty nhằm:

  1. Thu thập bổ sung các thông tin chung về Công ty, những vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và đầu tư của Công ty;
  2. Tìm hiểu những bổ sung, thay đổi hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống sổ sách, chứng từ, Báo cáo tài chính của Công ty;
  3. Xác định mục tiêu, phạm vi và phương thức tiến hành;
  4. Lựa chọn nhân viên kiểm toán, phân công công việc trong nhóm kiểm toán và giới thiệu nhóm kiểm toán với Ban Giám đốc Công ty.

Bước 2: Thực hiện các thủ tục kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán hiện hành.

  1. Kiểm tra số liệu báo cáo tài chính cho các năm tài chính;
  2. Kiểm tra chi tiết chứng từ, tài liệu, hợp đồng liên quan đến các khoản thu, chi của Công ty;
  3. Kiểm tra các thủ tục mua hàng hóa, dịch vụ và thanh toán với các nhà cung cấp;
  4. Kiểm tra các thủ tục bán hàng và thanh toán tiền với các khách hàng;
  5. Kiểm tra các khoản công nợ phải thu, phải trả;
  6. Xác nhận số dư tiền gửi tại các Ngân hàng và công nợ phải thu, phải trả;
  7. Kiểm tra chi tiết việc mua sắm thiết bị, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và các chi phí khác tính vào chi phí đầu tư. Kiểm tra sự phù hợp của việc ghi nhận chi phí này;
  8. Kiểm tra các khoản tăng giảm vốn chủ sở hữu, vốn vay và vốn khác;
  9. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu liên quan đến tình hình tài sản, tỷ suất lợi nhuận, khả năng thanh toán của Công ty;
  10. Kiểm tra việc tuân thủ các qui định của pháp luật cũng như qui chế quản lý nội bộ của Công ty;
  11. Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán hiện hành trong việc lập và trình bày các Báo cáo tài chính;
  12. Kiểm tra và tư vấn hoàn thiện chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán, đề nghị điều chỉnh kế toán nếu sai sót;
  13. Kiểm tra và tư vấn về việc kê khai thuế, quyết toán thuế, đề nghị điều chỉnh kê khai bổ sung nếu có sai sót;
  14. Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác mà chúng tôi xét thấy cần thiết trong từng trường hợp.

Bước 3: Trao đổi, tổng hợp và soạn thảo Báo cáo kiểm toán về các Báo cáo tài chính: Kết thúc đợt kiểm toán, kiểm toán viên sẽ:

  1. Trao đổi với Kế toán trưởng và Ban Giám đốc Công ty về các bút toán bổ sung và điều chỉnh (nếu có), các vấn đề còn tồn tại và ý kiến đề nghị của kiểm toán viên, các vấn đề này sẽ được trình bày trong Thư quản lý gửi Ban Giám đốc Công ty;
  2. Tổng hợp và lập Báo cáo kiểm toán dự thảo, trình bày ý kiến của Kiểm toán viên về mức độ trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính của Công ty;
  3. Gửi dự thảo các Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính cho Ban Giám đốc Công ty và xem xét các ý kiến phúc đáp của Ban Giám đốc Công ty về dự thảo các Báo cáo này;
  4. Phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức sau nhận được ý kiến đồng ý của Ban Giám đốc Công ty về các dự thảo Báo cáo này;
  5. Phát hành Thư quản lý (nếu có) ghi nhận những vấn đề còn tồn tại của Công ty về hệ thống kiểm soát và quản lý mà Quý vị cần quan tâm.

CÁC BÁO CÁO PHÁT HÀNH

Khi kết thúc cuộc kiểm toán, chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý vị:

  1. Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính cho các năm tài chính của Công ty. Trong báo cáo này chúng tôi sẽ đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính do Quý vị lập;
  2. Thư quản lý (nếu có) liên quan đến các vấn đề sau:
  3. Những phát hiện về sự không thích hợp hoặc yếu kém trong hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra các đề xuất cải thiện tình hình (nếu có);
  4. Thông báo các vấn đề mà chúng tôi phát hiện trong quá trình kiểm toán có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty;
  5. Thông báo các vấn đề khác mà chúng tôi thấy cần thiết

MỨC PHÍ DỊCH VỤ                                                                                  

Phí dịch vụ kiểm toán của chúng tôi được ước tính dựa trên thời gian cần thiết để cung cấp cho Quý vị những dịch vụ tốt nhất và số lượng nhân viên tham gia vào việc thực hiện dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Chúng tôi sẽ báo phí cụ thể hơn sau khi khảo sát, trao đổi thông tin cùng Quý vị.

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế SEATAX bày tỏ mong muốn được đem các dịch vụ chuyên nghiệp của mình để phục vụ cho Quý vị. Chúng tôi mong muốn nhận được một cuộc hẹn của Quý vị, xin Quý vị không ngần ngại và vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ SEATAX

Địa chỉ STH09.18 Đường 5B, KĐT Lê Hồng Phong II, Phường Phước Hải, Tp Nha Trang, Khánh Hòa
Người liên hệ: Phạm Tiến Nhân – Tổng Giám đốc
Điện thoại: 0986 741 192
Email: nhan.pt@seatax.com.vn

Trân trọng!